Chúa Nhật VII Phục Sinh Năm B
(Cv 1,15-17.20a.20c-26; 1Ga 4,11-16; Ga 17,11b-19)
Chủ đề: Yêu Thương Người Tội Lỗi
Hôm thứ Năm vừa rồi, chúng ta đã long trọng mừng lễ Chúa Giêsu lên trời. trước khi Chúa về trời Người đã hứa ban Thánh Thần của Người Cho các môn đệ và mười ngày sau Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các ngài. Lễ Chúa Nhật VII phục sinh mà chúng ta cử hành hôm nay nhằm giữa hai đại lễ này. Mẹ Giáo Hội Thật là khôn ngoan khi chọn bài Tin Mừng thuộc Chương 17 của Gioan. Chương này được gọi là lời cầu nguyện hiến tế của Chúa Giêsu.
Trong bài Tin Mừng, chúng ta vừa được nghe lời cầu nguyện của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ. Trong lời cầu nguyện này chúng ta thấy sự quan tâm và ưu tư của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ. Đó là một lời phó thác các môn đệ cho Chúa Cha trước khi ra đi. Nhưng trong lời phó thác này chúng ta thấy không phải Người cầu nguyện cho tất cả các môn đệ mà trong đó Người lại trừ ra đứa con hư hỏng. vậy phải chăng người này không được Chúa quan tâm không được Chúa yêu thương nữa và đã bị loại ra ngoài.
Đứa con hư hỏng mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây sau này ai trong chúng ta cũng biết đó Giuđa. Ông là người thuộc nhóm 12 là những người được Chúa Giêsu tuyển chọn cách riêng. Hơn nữa Giuđa còn được trao trọng trách giữ tiền. Với nhiệm vụ giữ tiền chung, ông là người được Chúa Giêsu tin tưởng và được các bạn tín nhiệm. Vậy mà ông ta phản bội lại Chúa vì 30 đồng bạc. Như vậy liệu rằng ông ta có được Chúa yêu thương nữa không?
Khi nói về tội của Giuđa, chúng ta thấy rằng ông ta thật đáng trách. Nên ông ta không được Chúa yêu thương và tha thứ thì cũng đúng thôi. Trong bài đọc một, chúng ta thấy việc các Tông Đồ chọn ông Mát-thi-a để thay thế Giuđa. Như vậy ông ta đã bị một người khác thay thế và không còn ở trong nhóm 12 nữa. Tuy nhiên nếu chúng ta suy xét cho cùng tội của ông dù có nặng thật nhưng nếu chúng ta so sánh tội của Giuđa với tội của nhân loại thì thật là quá nhỏ bé. Tội của toàn thể nhận loại này còn lớn hơn nhiều vậy mà Chúa vẫn tha thứ cho chúng ta được thì tội của Giu đa đáng là gì. Không những tha thứ nhưng vì yêu thương con người tội lỗi Người còn xuống trần gian làm người để gánh thay tội lội cho chúng ta.
Thật vậy, ngay khi con người phạm tội Thiên Chúa đã tha thứ cho họ rồi hơn thế nữa Ngài còn chuẩn bị sẵn một chương trình cứu độ cho con người. Ngài như là một người cha không lỡ nhìn đứa con mình bị tội lỗi hành hạ. Nên ngài luôn tìm cách cứu độ và tha thứ cho chúng ta. Dù chúng ta có tội lỗi đến đâu Ngài cũng không bao giờ chấp tội mà luôn yêu thương vì chúng ta là con của Ngài. Dù đứa con mình có tội lỗi đến đâu những người làm cha mẹ vẫn luôn yêu thương như người cha nhân hậu luôn chờ đón đứa con hoàng đàng chở về.
Năm giúp xứ, tôi cùng với mấy người nữa đi thăm một gia đình. Trước đây họ kinh tế cũng khá giá nhưng vì có đứa con chơi bời mà bao nhiêu tiền của cứ ra đi dần. Anh chàng đó thời bé cũng là lễ sinh và rất ngoan ngoãn học giỏi. Nhưng sau anh ta nghe lời bạn rủ rê mà sa đà vào cờ bạc cá độ. Đến bây giờ cứ thi thoảng xã hội đen lại đến đòi nợ khi thì vài trăm triệu có khỉ cả tỉ bạc. Mỗi lần đên chúng thường đe dọa nếu không có tiền trả sẽ chặt tay chân anh chàng đó. Thế là bố mẹ lại phải đi vay mượn hoặc bán các thứ đi để trả nợ cho anh ta.
Thấy cảnh đó, một người trong nhóm chúng tôi có bảo người mẹ rằng cứ để cho xã hội đen chặt đi vài đốt tay của nó đi như vậy nó mới sợ không dám chơi nữa. Nhưng bà mẹ mới trả lời chúng tôi với giọng nghẹn ngào: trước kia không phải con nhà con, con cũng khuyên người ta như vậy. Nhưng bây giờ, nó là con của con, con không thể làm như thế được. Do đó của cải gia đình cứ dần dần ra đi nhưng người mẹ đó vẫn sẵng sàng hi sinh tất cả vì yêu thương đứa con của mình dù là đó là một đứa con hư hỏng. Như thế chúng ta thấy một người mẹ trần thế con yêu tương đứa con hư hỏng của mình vậy thì Thiên Chúa lại còn yêu thương nhưng đứa con tội lỗi của mình hơn nữa. Dù cho nó có tội lỗi, dù nó có phản bội hay không nhận biết Ngài, Thiên Chúa vẫn yêu thương và tha thứ. Vậy thì sao Chúa có thể chấp tội Giuđa, một kẻ mà Người đã hết lòng yêu thương cơ chứ.
Hàng ngàn năm nay, con người thường vẫn trách tội Giuđa nhưng đã bao giờ chúng ta nhìn lại chính mình chưa? Chúng ta chắc gì đã ít tội hơn Giu đa. Ông ta phản bội Chúa có một lần còn chúng ta thì phạm rất nhiều lần mà Chúa có trách tội chúng ta đâu. Ngài vẫn yêu thương chúng ta và kêu gọi và chờ đợi chúng ta trở về với Ngài. Thiên Chúa chưa bao giờ là không thương tội nhân cả. Vậy mà chúng ta nhiều khi thấy một ai phạm tội là chúng ta ghét cả con người đó và tội của họ. Chính cái sự ghét của người đời lại khiến họ đi sâu vào con đường tội lỗi hơn. thực ra nếu chúng ta tìm hiểu cuộc đời của những con người tội lỗi đó thì sẽ thấy họ đáng thương hơn là đáng ghét nên chúng ta hãy yêu thương họ. Như trong bài đọc 2 trích thư cảu thánh Gioan có viết, Thiên Chúa yêu chúng ta thì chúng ta cũng phải yêu thương nhau. Dù họ có là người tội lỗi thì họ cũng là anh em của chúng ta là chi thể của Đức Kitô là người cần chúng ta yêu thương chứ không phải ghét bỏ.
Như người mẹ trong câu chuyện tôi vừa kể, dù người con có thể nào thì vẫn yêu thương. Từ ngày đó tôi cũng chưa có dịp về lại đó để tình trạng của anh ta thế nào. Tôi hi vọng rằng nhờ tình thương vô bờ bến của bố mẹ sẽ giúp anh ta nhận ra tội lỗi của mình mà quyết tâm từ bỏ. Để không làm bố mẹ anh ta buồn nữa. Nhìn cuộc đời của anh chàng trong câu truyện và cuộc đời của Giuđa, chúng ta hãy nhận ra rằng mình chính là những đứa con hư hỏng của Chúa. Mỗi lần chúng ta phạm tội là chúng ta đóng đinh Chúa vào thập giá. Khi đó không phải là nước mắt rơi nữa mà là chính những giọt máu cháu đang rời vì tội lỗi chúng ta. vì vậy mỗi người trong chúng ta cũng vậy hãy nhận ra tình yêu thương của Thiên Chúa mà quyết tâm từ bỏ tội lỗi của mình. Đồng thời cũng biết đem tình yêu thương đó đến cho người khác nhất là những người tội lỗi.
Gioan Vũ Văn Hùng